Khô miệng khi ngủ – Nguyên nhân & Cách điều trị DỨT ĐIỂM
16/05/2018Mục lục1 Chào bác sĩ, dạo gần đây em thường bị khô miệng khi ngủ, cảm giác rất khó chịu, khiến em rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp […]
Mục lục
Chào bác sĩ, dạo gần đây em thường bị khô miệng khi ngủ, cảm giác rất khó chịu, khiến em rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp em khô miệng khi ngủ dậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị nào hiệu quả? Em cảm ơn bác sĩ (Hoàng Minh – Hà Nội)
TRẢ LỜI
Chào Hoàng Minh!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thắc mắc khô miệng khi ngủ – Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào của mình về nha khoa Paris. Sau đây, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau:
Trong nước bọt chứa 98% là nước, còn lại là chất nhờn mucous, các chất khoáng calci, natri, kali, bicarbonate, phosphate, men amylase, lipase, vài chất kháng vi khuẩn. Nếu lượng nước bọt sản sinh ra ít hơn sẽ làm cho bạn có cảm giác rõ rệt nhất là khát nước và khô cổ họng.
⇒ Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết khô miệng khi ngủ bạn không nên bỏ qua
Khô miệng khi ngủ nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào dứt điểm?
1. Nguyên nhân khô miệng khi ngủ?
Khô miệng khi ngủ là tình trạng khi nước bọt tiết ra ít hoặc hoàn toàn không tiết ra khiến cho bạn cảm giác khó chịu mà biểu hiện rõ nhất là khát nước. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:
+ Một số bệnh của tuyến nước bọt, hội chứng sjogren là bệnh tự miễn trong đó có sự hủy hoại tuyến nước mắt và nước bọt gây khô miệng và khô mắt.
+ Khô miệng cũng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường và có HIV/AIDS.
+ Thói quen ngáy, há miệng khi ngủ thì sẽ làm giảm tiết nước bọt và gây khô miệng khi ngủ
+ Dây thần kinh điều khiển tuyến nước bọt tổn thương, bị ngạt mũi, bị chứng trào ngược dạ dày thực quản hay bị căng thẳng thần kinh cũng làm quá trình tiết nước bọt bị ảnh hưởng dẫn đến khô miệng
+ Phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh, sự thay đổi của hormon trong cơ thể cũng khiến giảm tiết nước bọt và bị khô miệng khi ngủ.
Khô miệng khi ngủ là triệu chứng do nhiều nguyên nhân dẫn đến
+ Tác dụng phụ của loại thuốc mà bạn đang sử dụng như thuốc dị ứng, cảm lạnh …
+ Hút thuốc lá không gây khô miệng khi ngủ nhưng các chất trong thuốc lá sẽ làm tình trạng khô miệng rát lưỡi trầm trọng thêm.
Triệu chứng khô miệng khi ngủ cần kịp thời khắc phục tránh dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khác nguy hiểm.
⇒ Xem thêm: Tổng hợp đầy đủ nguyên nhân khô miệng khi ngủ có thể bạn chưa biết
2. Khô miệng khi ngủ điều trị bằng cách nào dứt điểm?
Nếu có triệu chứng khô miệng khi ngủ, tốt nhất bạn nên đi khám tại các trung tâm nha khoa để xác định nguyên nhân. Tuy nhiên để hạn chế khô rát khoang miệng bạn nên thực hiện các lưu ý sau đây:
+ Vệ sinh răng miệng, chỉ nha khoa để răng miệng của bạn được sạch sẽ nhất.
+ Nhai kẹo cao su làm sạch răng miệng, phòng tránh sâu răng, viêm lợi.
+ Uống nhiều nước, chia thành từng ngụm nhỏ.
+ Dùng máy phun sương, dùng nước bọt nhân tạo dưới dạng nước súc miệng, xịt, viên tan trong nước…
Bổ sung nước hàng ngày hỗ trợ khắc phục triệu chứng khô miệng khi ngủ
+ Uống nước lọc hay sữa trong bữa ăn cũng giúp miệng bớt khô, hỗ trợ cho quá trình nhai và nuốt.
+ Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây dính mắc răng và có nhiều đường
+ Hạn chế uống rượu, uống café và hút thuốc lá
+ Không ăn các loại thức ăn quá cay hoặc quá mặn
Trên đây là một số cách điều trị bệnh khô miệng khi ngủ. Tốt nhất bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân và cách điều trị triệt để. Bởi khô miệng còn có thể do nhiều nguyên nhân như mắc bệnh tiểu đường, tổn thương thần kinh… không đơn giản chỉ do tuyến nước bọt khiến bạn thường bị khô miệng khát nước về đêm khi ngủ.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến bệnh lý khô miệng khi ngủ, hãy liên hệ với nha khoa Paris vào hotline 1900.6900 để được tư vấn chi tiết nhất.
Bạn đang xem: Khô miệng khi ngủ – Nguyên nhân & Cách điều trị DỨT ĐIỂM trong Bệnh răng miệng
- Làm sao để hết nhức răng trong 5 phút ngay tại nhà? | Nha Khoa Paris
- 3 lưu ý nhỏ giúp cải thiện chứng khô miệng và hôi miệng hiệu quả
- Khô miệng khát nước – Nguyên nhân & Cách điều trị DỨT ĐIỂM
- Khô cổ họng – Nguyên nhân & Cách chữa trị DỨT ĐIỂM chỉ sau 3 ngày
- Khô miệng khi ngủ – Nguyên nhân & Cách điều trị DỨT ĐIỂM
- Khô miệng rát lưỡi: Nguyên nhân & Cách chữa Dứt Điểm Tại Nhà
- Bật mí những cách làm giảm ê buốt răng đơn giản mà cực nhanh chóng
- Bọc răng sứ kim loại BỀN ĐẸP, TỰ NHIÊN – CHI PHÍ HỢP LÝ
- Giá tiền làm răng sứ như thế nào là hợp lý?
- Điều trị bệnh lý trước khi làm răng sứ tại nha khoa Paris
- BÍ QUYẾT khắc phục răng cửa to và thưa đều đẹp NHƯ Ý
- Hàn sứ Onlay tại nha khoa Paris với CEREC Omnicam