Khô miệng khi ngủ dậy – Nguyên nhân & Cách điều trị DỨT ĐIỂM tại nhà
20/04/2018Câu hỏi: Mục lục1 Chào bác sỹ! Vì sao có hiện tượng khô miệng khi ngủ dậy ạ? Gần đây cháu thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để […]
Chào bác sỹ! Vì sao có hiện tượng khô miệng khi ngủ dậy ạ? Gần đây cháu thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để uống nước, khi ngủ dậy miệng rất khô khiến cháu khá lo lắng. Không biết hiện tượng này khắc phục dứt điểm như thế nào? Mong bác sỹ giải đáp. (Lê Duy- 20 tuổi).
Chào bạn Lê Duy !
Về thắc mắc “khô miệng khi ngủ dậy do đâu và cách khắc phục như thế nào dứt điểm?” của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết như sau.
Khô miệng khi ngủ dậy là triệu chứng khá phổ biến ở nhiều người
1. Khô miệng khi ngủ dậy nguyên nhân do đâu?
Khô miệng là một trong những vấn đề răng miệng mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là có những bệnh nhân thường phàn nàn về tình trạng khô miệng khi ngủ dậy. Theo các chuyên gia, tình trạng này do một số nguyên nhân chính gây nên như:
+ Cơ thể mắc các bệnh lý
- Sức đề kháng kém, bị cảm cúm
- Dị ứng mũi dẫn đến nhiều nhầy mũi khó thở buộc bạn phải thở bằng miệng.
+ Khô miệng khi ngủ dậy do sử dụng chất kích thích
- Cơ thể uống quá nhiều rượu vào buổi tối dẫn đến cơ thể bị khử nước. Đây là lý do khiến bạn cảm thấy khô miệng khi ngủ dậy trong sáng hôm sau.
- Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ
+ Thói quen hàng ngày
- Thở bằng miệng khi ngủ khiến lượng oxy liên tục đi qua miệng khiến khoang miệng khô, mất độ ẩm.
- Ngáy khi ngủ được xem là nguyên nhân khô miệng khi ngủ dậy, vách ngăn mũi bị lệch thường gặp ở nhiều người.
Khô miệng khi ngủ dậy do nhiều nguyên nhân dẫn đến
Ngoài ra, nguyên nhân khô miệng khi ngủ dậy do axit trong dạ dày quá nhiều hoặc bạn mắc bệnh trào ngược axit. Ngoài ra, việc ăn tối quá muộn hay thức ăn chứa nhiều axit cũng là nguyên nhân gây khô miệng rát lưỡi khi các axit tồn tại quá nhiều trên khoang miệng.
2. Khô miệng sau khi ngủ dậy khắc phục dứt điểm như thế nào?
Khô miệng khi ngủ dậy là triệu chứng phổ biến tuy nhiên để tránh dẫn đến biến chứng nặng bạn nên sắp xếp thời gian thăm khám bác sỹ để có chỉ định khắc phục dứt điểm.
⇒ Xem thêm: Khô miệng bị bệnh gì, có nguy hiểm không?
Khi chưa có điều kiện thăm khám bác sỹ, bạn có thể thực hiện một số cách sau đây để ngăn ngừa, điều trị tình trạng nặng thêm.
– Dùng máy tạo độ ẩm cho phòng: Đây chính là biện pháp tăng độ ẩm cho phòng, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức, dễ bị khô miệng khi ngủ dậy do lượng nước trong cơ thể cũng bị mất đi khá nhiều.
Duy trì lối sống lành mạnh ngăn ngừa khô miệng khi ngủ dậy
– Không nên uống nhiều rượu bia vào buổi tối, thay vào đó là một cốc nước nhỏ trước khi đi ngủ. Uống nước trước khi ngủ sẽ giúp cho miệng giữ được độ ẩm, cơ thể vẫn được cung cấp đủ nước và sẽ không còn khô miệng khi ngủ dậy. Nhưng chú ý chỉ nên uống một vài ngụm để thận tránh phải làm việc quá nhiều.
– Nên tránh hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích như trà hay cà phê trước khi đi ngủ. Nếu sử dụng đồ uống này thì nên súc miệng lại thật sạch để tránh bị khô miệng khi ngủ dậy.
– Mùa hè tránh để quạt chiếu thẳng vào người dễ gây khô miệng khát nước khi ngủ dậy, nặng hơn là viêm họng, đau rát họng.
Nếu như sau khi thực hiện các biện pháp này nhưng không mang lại hiệu quả thì tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để thăm khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa khô miệng khi ngủ dậy tốt nhất.
Mọi băn khoăn về khô miệng khi ngủ dậy hoặc các vấn đề răng miệng khác, bạn có thể liên hệ với nha khoa Paris theo số điện thoại 1900.6900 hoặc gửi câu hỏi tư vấn cho chúng tôi. Chào bạn!
TAGS: cách chữa khô miệng
Bạn đang xem: Khô miệng khi ngủ dậy – Nguyên nhân & Cách điều trị DỨT ĐIỂM tại nhà trong Bệnh răng miệng
- Làm sao để hết nhức răng trong 5 phút ngay tại nhà? | Nha Khoa Paris
- 3 lưu ý nhỏ giúp cải thiện chứng khô miệng và hôi miệng hiệu quả
- Khô miệng khát nước – Nguyên nhân & Cách điều trị DỨT ĐIỂM
- Khô cổ họng – Nguyên nhân & Cách chữa trị DỨT ĐIỂM chỉ sau 3 ngày
- Khô miệng khi ngủ – Nguyên nhân & Cách điều trị DỨT ĐIỂM
- Khô miệng rát lưỡi: Nguyên nhân & Cách chữa Dứt Điểm Tại Nhà
- Bật mí những cách làm giảm ê buốt răng đơn giản mà cực nhanh chóng
- Bọc răng sứ kim loại BỀN ĐẸP, TỰ NHIÊN – CHI PHÍ HỢP LÝ
- Giá tiền làm răng sứ như thế nào là hợp lý?
- Điều trị bệnh lý trước khi làm răng sứ tại nha khoa Paris
- BÍ QUYẾT khắc phục răng cửa to và thưa đều đẹp NHƯ Ý
- Hàn sứ Onlay tại nha khoa Paris với CEREC Omnicam