Trang chủ Tư vấn bọc răng sứ Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi bị sứt răng hàm

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi bị sứt răng hàm

Câu hỏi:

Thưa bác sỹ, có 1 vấn đề em muốn hỏi là sứt răng hàm thì có cách nào để khôi phục lại nguyên vẹn như ban đầu được không? Răng hàm của em bị sứt, rất ê buốt và khó khăn trong việc ăn nhai. Bác sỹ có thể tư vấn giúp em được không ạ? Em xin cảm ơn bác sỹ nhiều! (Mai Hoa – Hà Nội)

Trả lời :

Chào bạn Mai Hoa! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn cho chúng tôi về cách khắc phục khi bị sứt răng hàm. Câu hỏi của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể như sau:

Để có cách khắc phục sứt răng hàm hiệu quả đồng thời đề phòng tình trạng này tiếp tục xảy, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây sứt răng hàm là do đâu.

Sứt răng hàm 1

Sứt răng hàm nguyên nhân do đâu? 

Mục lục

1. Nguyên nhân gây sứt răng hàm là do đâu?

Sứt răng hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, các chuyên gia chia làm 2 nguyên nhân chính là do yếu tố bên trong hoặc tác động bên ngoài.

✦ Yếu tố bên trong:

  • Các vấn đề như thiếu Canxi, Flour, khoáng chất khiến men răng bị yếu đi, không còn được chắc khỏe và chỉ cần một tác động nhỏ, răng sẽ dễ dàng bị vỡ ra, sứt mẻ.
  • Răng bị sâu, viêm tủy, vi khuẩn tấn công vào men răng, đục khoét dần dần và đến một lúc nào đó, răng sẽ tự động bị vỡ ra.

✦ Tác động bên ngoài:

  • Các tác động từ bên ngoài như chấn thương, va chạm cũng là một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến sứt răng hàm, thậm chí, còn có thể gây gãy rụng, mất răng.

2. Cách khắc phục hiệu quả khi sứt răng hàm

Thông thường, dù sứt răng hàm bắt nguồn từ nguyên nhân gì thì cách khôi phục lại cũng chỉ có 2 cách có thể áp dụng là hàn trám răng và bọc răng sứ thẩm mỹ.

✦ Hàn trám răng:

Là phương pháp sử dụng vật liệu trám dạng lỏng, đổ vào vị trí răng bị sứt, mẻ, tạo hình rồi đông cứng lại bằng ánh sáng Laser.

Phương pháp này sẽ được chỉ định trong trường hợp răng bị sứt mẻ nhẹ, ít.

➮ Ưu điểm:

Thời gian thực hiện nhanh, an toàn cho mô răng còn lại, nướu và xương hàm, chi phí thấp.

➮ Nhược điểm:

Độ bền chắc không cao, dễ bị bong tróc sau một thời gian, đặc biệt là trong quá trình ăn nhai.

Sứt răng hàm có thể được khắc phục bằng hàn trám hoặc bọc răng sứ

✦ Bọc răng sứ:

Đây là phương pháp tối ưu hơn cả khi nha sỹ sử dụng mão sứ để chụp lên trên cùi răng thật. Phương pháp này áp dụng khi răng bị sứt mẻ nhiều, không thể khôi phục bằng hàn trám.

➮ Ưu điểm:

Quy trình thực hiện nhanh gọn, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, khắc phục mọi khuyết điểm của răng chỉ trong 1 lần thực hiện, chức năng ăn nhai tốt, tuổi thọ duy trì được đến 20 – 25 năm.

➮ Nhược điểm:

Xâm lấn đến mô răng thật do bắt buộc phải trải qua thao tác mài răng. Nhưng đây cũng không phải vấn đề đáng lo ngại nếu bạn được tiến hành bọc răng sứ bởi bác sỹ có tay nghề kỹ thuật cao, dày dạn kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của thiết bị máy móc công nghệ cao.

3. Phòng tránh thế nào để ngăn tình trạng răng sứt mẻ tiếp tục xảy ra?

Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau mà nha sỹ sẽ có những lời khuyên hợp lý. Trước mắt, bạn có thể tham khảo một số cách sau để ngăn chặn tình trạng này tiếp tục xảy ra:

  • Bổ sung thêm Canxi, Flour, khoáng chất cho men răng chắc khỏe.
  • Tiến hành điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy.
  • Hạn chế các va chạm bên ngoài, đặc biệt là vùng mặt, miệng.

Để được tư vấn cụ thể hơn về cách phòng tránh sứt răng hàm cho trường hợp của mình, hãy ĐĂNG KÝ TƯ VẤN theo form mẫu dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn đưa ra lời khuyên hợp lý nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN